JANZZ.jobs, một giải pháp nhãn trắng với thủ tục đăng ký ẩn danh

Gần đây, một đề xuất đã được đệ trình bởi ba thành viên của Hội đồng bang Zurich kêu gọi các thủ tục ứng tuyển được ẩn danh khi bổ nhiệm các vị trí mới trong chính quyền bang. Cụ thể, họ quy định rằng quốc tịch, giới tính, hộ tịch, tên và ngoại hình phải được ẩn danh trong bước nộp  hồ sơ đầu tiên. Mặc dù Ủy ban Liên bang chống Phân biệt chủng tộc (FCR) đã ủng hộ việc áp dụng các tiêu chuẩn như vậy trong một thời gian, nhưng việc điều chỉnh các tiêu chuẩn này thường bị cho là quá tốn kém hoặc các giải pháp thay thế quá phức tạp đối với người dùng. Ví dụ, Swisscom cung cấp các ứng dụng ẩn danh qua một địa chỉ e-mail đặc biệt. Tuy nhiên, đây không phải là quy trình tiêu chuẩn của Swisscom và thông tin về điều này bị “chôn lấp” đâu đó trong mục Câu hỏi thường gặp (FAQs) trên trang web của họ. Nói chung, cho đến nay, việc thúc đẩy thực hành các tiêu chuẩn như vậy không mấy thành công ở Thụy Sĩ, mặc dù đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự đa dạng và cơ hội bình đẳng.

Các báo cáo [1], [2] đã chỉ ra rằng một thủ tục ẩn danh ở giai đoạn đầu của quá trình ứng tuyển có thể làm giảm phần lớn sự thiên vị và cải thiện đáng kể các cơ hội bình đẳng. Tại JANZZ.technology, chúng tôi đã thiết kế kiến ​​trúc các giải pháp của mình xung quanh quy trình ẩn danh từ năm 2010. JANZZ.jobs là một giải pháp nhãn trắng (white-lable) được thiết kế để tránh sự thiên vị trong các bước đầu tiên của quy trình ứng tuyển bằng cách che giấu dữ liệu cá nhân của người dùng. Hai hồ sơ được tạo ra để tách biệt thông tin cá nhân và thông tin liên quan đến công việc. Hồ sơ liên quan đến công việc chứa tất cả thông tin có liên quan đến quá trình đối sánh như nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ năng mềm, học vấn, kinh nghiệm, thời hạn sẵn sàng làm việc, mức lương, v.v. Hồ sơ này có thể truy cập ngay từ đầu. Hồ sơ cá nhân bao gồm các thông tin như tên, giới tính, quốc tịch, ngày sinh, tình trạng hôn nhân, ảnh chân dung, v.v. chỉ được chia sẻ khi người dùng chấp thuận và không được sử dụng để khớp (đối sánh) công việc .

Ngoài quy trình ẩn danh này, công cụ đối sánh ngữ nghĩa độc đáo của JANZZ.jobs, được hỗ trợ bởi các công nghệ cốt yếu của JANZZ, sẽ tìm kiếm, đối sánh công việc và ứng viên dựa trên sự tương đồng của các thuật ngữ, tức là sự đồng nghĩa và các mối quan hệ khác – trái ngược với so sánh từ khóa đơn thuần. Nó cũng so sánh mức độ của kỹ năng, xác định các thuật ngữ nghề nghiệp khó hiểu thông qua ngữ cảnh, thực hiện phân tích khoảng cách và hơn thế nữa. (Để tìm hiểu về đối sánh ngữ nghĩa, vui lòng xem bài viết trước của chúng tôi JANZZ.technology – cung cấp các công nghệ ngữ nghĩa dựa trên mô hình Ontology)

Đã có rất nhiều văn phòng Dịch vụ Công về Việc làm (PES) trên toàn cầu hiện đang sử dụng Giải pháp nhãn trắng này. Khách hàng của chúng tôi chọn JANZZ.jobs vì:

  • Nền tảng có thể điều chỉnh với các thành phần mô-đun hiện đại, có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các PES với quy mô khác nhau,
  • Quá trình thiết lập nền tảng nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, đây là một giải pháp lý tưởng cho những PES phải bắt đầu từ số không.
  • Giải pháp đã được thử nghiệm và xây dựng dựa trên nhiều năm kinh nghiệm phục vụ nhiều khách hàng PES trên toàn thế giới, và nó đã được chứng minh là ổn định, đáng tin cậy và hiệu quả,
  • Giải pháp SaaS JANZZ.jobs giúp các PES tiết kiệm ngân sách khi không phải điều hành một phòng CNTT nội bộ. Thay vào đó, họ có thể tin tưởng đội ngũ chuyên nghiệp tại JANZZ trong việc quản lý cơ sở dữ liệu và hưởng lợi từ các bản cập nhật và nâng cấp công nghệ tự động của JANZZ.

_______________________________

Câu chuyện của khách hàng: Làm thế nào một quốc gia ở Trung Mỹ đã xây dựng được một hệ thống tìm kiếm việc làm vô cùng nhanh chóng

Do điều kiện kinh tế bất lợi, khách hàng của chúng tôi, một quốc gia ở Trung Mỹ, đang phải vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng – đặc biệt là ở giới trẻ. Chúng tôi đã hợp tác trong một dự án địa phương, được thiết kế để củng cố hệ thống tư nhân về Giáo dục và Đào tạo Nghề Kỹ thuật (TVET), đồng thời trang bị cho thanh niên địa phương những kỹ năng cần thiết để tham gia thành công vào thị trường lao động. Sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra một nền tảng hiện đại tập hợp tất cả các tài năng và cơ hội việc làm của đất nước, đồng thời kết nối thành công con người và công việc.

Chỉ trong 90 ngày, nền tảng JANZZ.jobs đã được triển khai dưới dạng sản phẩm nhãn trắng và hiện được vận hành như một giải pháp SaaS để giúp khách hàng của chúng tôi:

  • Triển khai một nền tảng đối sánh công việc từ con số không một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
  • Thúc đẩy nền kinh tế và củng cố xã hội bằng cách nâng cấp khả năng hiển thị và đối sánh phù hợp hơn giữa nguồn nhân lực và các cơ hội việc làm của đất nước
  • Hỗ trợ các cơ sở giáo dục địa phương điều tra và so sánh nhu cầu của thị trường lao động với hồ sơ của những người mới tốt nghiệp, nhằm điều chỉnh chương trình giảng dạy của họ phù hợp hơn với nhu cầu thị trường,
  • Cung cấp quyền truy cập thông tin về các trung tâm TVET địa phương, các chương trình đào tạo và học bổng, lời khuyên cho các cuộc phỏng vấn và CV, v.v. để cải thiện cơ hội của người tìm việc trong thị trường lao động,
  • Giới thiệu hệ thống đối sánh ứng tuyển ẩn danh giúp cải thiện cơ hội bình đẳng cho người lao động khi nộp đơn xin việc.

_______________________________

Cũng giống như PES, rất nhiều công ty tuyển dụng quy mô vừa và nhỏ đang phải đối mặt với nguồn lực eo hẹp và nhu cầu về một giải pháp tự động và ưu việt trong việc tìm kiếm và đối sánh ứng viên, với mục đích chọn lọc ra được một nhóm nhỏ ứng viên đủ tiêu chuẩn, phù hợp cho các vị trí tuyển dụng. Vì vậy, chúng tôi cũng nhận được yêu cầu từ các đơn vị tuyển dụng. Đây là những công ty tuyển dụng hàng đầu trong các ngành nghề cụ thể, chuyên về các vị trí cấp cao (C-level) cho các khách hàng toàn cầu. Với công nghệ và giải pháp tiên tiến, hoàn toàn có thể tùy chỉnh, JANZZ.jobs có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của các công ty tuyển dụng vừa và nhỏ, giúp họ đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới. Họ sẽ được hưởng lợi từ việc:

  • Nhanh chóng tiếp cận thị trường bằng cách tung ra một nền tảng hiện đại và mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh
  • Trải nghiệm thương hiệu được cá nhân hóa hoàn toàn với logo doanh nghiệp, màu sắc và mẫu email
  • Sở hữu công cụ tính chi phí dựa trên lưu lượng truy cập để tối đa hóa doanh thu
  • Sở hữu công nghệ đối sánh công việc thời gian thực với hơn 40 ngôn ngữ

Và còn nhiều hơn thế nữa…

_______________________________

Câu chuyện của khách hàng: Cơ quan tuyển dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế và dược phẩm đang tìm kiếm các giải pháp để hỗ trợ khách hàng của mình tốt hơn

Một trong những khách hàng của chúng tôi là một công ty tuyển dụng chuyên về lĩnh vực khoa học đời sống và chăm sóc sức khỏe ở Châu Âu. Công ty bao gồm một đội ngũ nhỏ ít hơn 10 người. Thông thường, các nhà Quản lý Thu hút Nhân tài dành 50% thời gian vốn đã eo hẹp của mình để tìm kiếm và phân tích CV. Họ thấy rằng họ có thể cung cấp các ứng viên phù hợp hơn cho khách hàng của mình bằng cách sử dụng khoảng thời gian này để thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với một số lượng nhỏ hơn các ứng viên đủ tiêu chuẩn. Vì lý do này, khách hàng của chúng tôi quan tâm đến một nền tảng tuyển dụng cho phép tìm kiếm ứng viên có kỹ năng phù hợp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bằng cách sử dụng JANZZ.jobs, khách hàng của chúng tôi đã giảm được đáng kể thời gian xử lý hồ sơ cho các nhân viên của họ. Mặt khác, nhờ quy trình ẩn danh giúp bảo vệ quyền riêng tư của các khách hàng, chất lượng của các hồ sơ ứng tuyển phù hợp cũng tăng lên. Điều này có được là do:

  • Khả năng đối sánh chính xác các kỹ năng, trên nhiều ngôn ngữ khác nhau tăng lên đáng kể giữa ứng viên và vị trí tuyển dụng so với các nền tảng tìm kiếm việc làm truyền thống
  • Tăng tính minh bạch khi các ứng viên hiểu tại sao hồ sơ bị từ chối
  • Khả năng tìm ứng viên phù hợp dựa trên kỹ năng có độ chính xác cao, từ đó các vị trí tuyển dụng chỉ được hiển thị và truy cập bởi các ứng viên tiềm năng này.

_______________________________

Để tìm hiểu thêm về các quy trình ẩn danh của JANZZ và xây dựng các giải pháp tuyển dụng mang thương hiệu của bạn, vui lòng liên hệ với sales@janzz.technology

 

[1] Ines Böschen, Dr.Ramona Alt, Annabelle Krause, Dr. Ulf Rinne and Prof. Dr. Klaus F. Zimmermann. 2012. Pilot project ‘Depersonalised application procedures’. URL: https://www.antidiskriminierungsstelle.de/SharedDocs/Downloads/DE/publikationen/AnonymBewerbung/Kurzfassung-Abschlussbericht-anonym-kurz_englisch.pdf?__blob=publicationFile&v=4

[2] Eva Heinimann and Ralf Margreiter. 2008. Anonyme Bewerbung: Ein Zürcher Pilotprojekt für mehr Chancengleichheit und innovative Lehrlingsselektion. URL: https://www.panorama.ch/pdf/bba4814b.pdf

Một giải pháp hiện đại, hiệu quả cao, và có thể tùy chỉnh cho Dịch vụ Công về Việc làm

Ở một số quốc gia, nơi mà trước đây chưa từng có giải pháp nào cho Dịch vụ Công về Việc làm (PES – Public Employment Services), cụm từ này thỉnh thoảng lại được nhắc đến tại một thời điểm khi mà những quốc gia đó buộc phải đổi mới hệ thống tìm kiếm việc làm đã lỗi thời hoặc thiết lập chúng lại từ đầu. Với quá trình số hóa đang tiến triển nhanh chóng, nhu cầu và kỳ vọng về các giải pháp như vậy ngày càng tăng cao. Những giải pháp phải có quy trình nhất quán, đối sánh thông minh, dữ liệu và phân tích thị trường lao động toàn diện, cơ sở phân loại và phân tích cú pháp đơn giản, v.v.

Do đó, việc phát triển và cho ra mắt thành công các giải pháp như vậy một cách bền vững, với hiệu quả cao là một nhiệm vụ rất phức tạp. Công việc phát triển kèm theo các quy trình bắt buộc có thể mất nhiều năm và vô cùng tốn kém, đặc biệt là đối với các hệ thống PES có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, với một nền tảng Nhãn trắng (White lable) có thể tuỳ chỉnh, đã được kiểm chứng về tính hiệu quả, với các thành phần mô-đun hiện đại, quá trình phát triển và tung ra các giải pháp nói trên có thể được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí, đáp ứng cho mọi yêu cầu và kích thước của PES. Chúng tôi xin giới thiệu về quá trình thông qua bài viết dưới đây

Mô hình “tấm thảm chắp vá” tốn rất nhiều thời gian…

Một giải pháp như vậy thường bao gồm các thành phần bên trong hiện có và các thành phần mới bên ngoài. Loại mô hình này có thể hoạt động, nhưng nó đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí lớn và rất nhiều nỗ lực. Nhiều PES đã đưa ra giải pháp mới bằng cách “chắp vá” một số thành phần hiện có cùng với đội ngũ nhân viên lành nghề như kỹ sư phần mềm và quản lý dự án. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có bao nhiêu đội ngũ “chắp vá” như vậy phát triển được một nền tảng PES hiện đại với tất cả các quy trình và thành phần cần thiết? Liệu các chuyên gia dữ liệu và các nhà phân loại học của họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi liên tục của thị trường? Liệu họ có thể cung cấp dữ liệu và nội dung ở các dạng và cấu trúc mong muốn cho các quy trình kỹ thuật số nhất quán hay không, ví dụ: cho quy trình đối sánh?

Trong mọi trường hợp, việc phát triển một nền tảng hiện đại và mạnh mẽ giúp đưa người tìm việc đến với thị trường lao động một cách hiệu quả hơn là một nhiệm vụ cực kỳ thách thức đối với các nhà tư vấn việc làm. Nó bao gồm nhiều tiểu dự án mang tính cấp thiết như nhau. Đối với mỗi thành phần của nền tảng, các nhà cung cấp thường phải được kiểm tra và thử nghiệm thông qua các thủ tục đấu thầu công khai, và các giải pháp nội bộ phải được sửa đổi hoặc thậm chí phát triển lại hoàn toàn. Từ công cụ đối sánh đến phân tích cú pháp, giao diện và trải nghiệm người dùng (UX) để hỗ trợ trò chuyện. Ngay cả việc tư vấn và đánh giá từng công cụ riêng lẻ và từng quy trình phụ cũng mất rất nhiều thời gian. Người nào có thể hiểu và làm việc với những giải pháp manh mún này? Nhà cung cấp nào có cách tiếp cận phù hợp và kinh nghiệm cần thiết?

Rất nhiều nghiên cứu, rất nhiều những cuộc thảo luận và đàm phán đã diễn ra. Cũng cần phải lưu ý rằng, có trong tay công nghệ và công cụ hoàn toàn mới cũng không phải là một giải pháp hoàn hảo. Tất cả các quy trình cũng phải được điều chỉnh. Hoạt động bố trí việc làm, yếu tố cốt lõi thực tế của PES, đã thay đổi đáng kể. Cứ sau 5 đến 10 năm, các cách tiếp cận và quy trình phải được thay đổi và xem xét lại. Trong tương lai,  xu hướng số hóa ngày càng tăng, cùng với những tác động lớn của nó đến thị trường lao động, sự thay đổi này sẽ càng trở nên thường xuyên hơn bao giờ hết. Nếu đi theo hướng này, chúng ta sẽ đánh mất một khoảng thời gian quan trọng kể từ khi bắt đầu dự án cho đến khi giải pháp đi vào hoạt động. Và đôi khi, giải pháp mới đã trở nên lỗi thời ngay tại thời điểm ra mắt. Trong mọi trường hợp, chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian. Trong khi đó, với một nền tảng nhãn trắng hiệu quả, chúng ta có thể đã có một giải pháp phù hợp và đã được ứng dụng trong một thời gian dài.

Và thường không thể kiểm chứng cho đến khi khởi chạy

Không chỉ tồn tại những thách thức lớn về mặt thời gian, mô hình “tấm thảm chắp vá” cũng chứa đựng vô vàn phức tạp và rủi ro. Các thành phần giải pháp riêng lẻ được phát triển và tích hợp thành một thực thể lớn, theo thời gian, gắn kết vào vào một nền tảng cũ hiện có, hoặc thậm chí vào một nền tảng mới được phát triển nội bộ. Các nhà cung cấp bên trong và bên ngoài có ít hoặc không có thông tin về các thành phần của nhau. Điều này làm cho việc thử nghiệm trở nên khó khăn hơn. Cụ thể là, chỉ có thể thử nghiệm cách các thành phần hoạt động cùng nhau một cách chuyên sâu trước khi phát hành trực tuyến vì không có tham chiếu nào cho một liên kết thành phần như vậy, mà cho đến nay, liên kết đó vẫn chưa tồn tại trong tổ hợp và chế độ chức năng của hệ thống.

Rất dễ hiểu khi các PES có mong muốn tự xây dựng một phần của giải pháp (ví dụ như front end – giao diện người dùng) bằng cách sử dụng các nguồn lực nội bộ. Điều này có thể mang lại những lợi thế trong một số trường hợp nhất định, tuy nhiên cũng dẫn đến nhiều rủi ro và chi phí không lường trước được đối với phần lớn các PES. Mặt khác, đã có sẵn các giải pháp có thể tùy chỉnh, mang lại sự ổn định, độ tin cậy và hiệu quả cho các quy trình vận hành và bảo trì trong tương lai.

Vậy còn tính ổn định, đáng tin cậy, và hiệu quả?

Chúng ta không thể đảm bảo có sự ổn định, để phát triển và bảo trì trong tương lai với mô hình chắp vá, vì những thay đổi đối với phần mềm sẽ khó khăn hơn nếu các thành phần cốt lõi của giải pháp chủ yếu chạy thông qua một Giao diện lập trình ứng dụng (API) bên ngoài. Các giải pháp được phát triển nội bộ phải triển khai một lớp phần mềm cho API. Nếu các thay đổi (dù nhỏ hay lớn) được thực hiện đối với API, thì những thay đổi này cũng phải được thực hiện trong các mô-đun phần mềm tương ứng. Điều này có thể dẫn đến sự mất ổn định, các vấn đề về bảo trì nếu được phát hiện cũng sẽ là quá muộn hoặc hoàn toàn không thể được phát hiện.

Chúng ta cũng không thể đảm bảo hệ thống có thể hoạt động một cách hiệu quả và đáng tin cậy. Nguy cơ xảy ra lỗi tăng lên do sự kết hợp của một số hệ thống phần mềm. Đồng thời, việc xác định vị trí và tìm ra nguyên nhân của lỗi, hay còn gọi là “nguyên nhân gốc rễ”, trở nên phức tạp hơn vì trước hết, điều cần thiết là phải xác định được lỗi đã xảy ra ở phần nào của hệ thống. Ngược lại, nền tảng nhãn trắng đã được các nhiều PES khác sử dụng thành công, mang lại những lợi thế đáng kể về độ thân thiện với người dùng, hiệu quả và khả năng tùy biến của giao diện. Ngoài ra, giải pháp này cũng cung cấp một giao diện thân thiện cho người sử dụng điện thoại di động với thiết kế nhạy cảm và nhiều chức năng khác như là một phần của gói tiêu chuẩn.

Với giải pháp này, nhiều chi phí được loại bỏ, chẳng hạn như chi phí bảo trì và phát triển thêm phần tự chế tạo và tích hợp. Hỗ trợ nội bộ cũng hầu như không cần thiết vì nhiệm vụ này chủ yếu thuộc về nhà cung cấp nền tảng, những người hiểu rất rõ tất cả các tính năng của nền tảng do chính họ tạo ra. Do đó, việc tuyển thêm các kỹ thuật viên hỗ trợ cũng gần như không cần thiết. Ngoài ra, thường phải mất thêm 20 năm trước khi một giải pháp nội bộ mới được thiết kế và phát triển. Trong thời gian ấy, rất khó để giữ chân các nhà phát triển, kiến ​​trúc sư, nhà phân loại học và chuyên gia UX có kinh nghiệm và đủ trình độ (nguồn nhân lực quý hiếm luôn được săn đón ở khắp mọi nơi) và cung cấp đủ cho họ những công việc thú vị trong thời gian chờ đợi.

Một giải pháp duy nhất là tất cả những gì bạn cần

Giải pháp lý tưởng của JANZZ.technology đã sẵn sàng từ lâu: Một nền tảng có thể tùy chỉnh, trong đó tất cả các tính năng cần thiết được tích hợp và thích ứng với từng nhu cầu riêng của tất cả các PES, ngay cả với ngân sách nhỏ hơn. Giải pháp của chúng tôi đã được thử nghiệm kỹ lưỡng và được xây dựng dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm với rất nhiều PES trên toàn cầu. Giải pháp tích hợp nhiều ngôn ngữ, với tiêu chuẩn ISCO-08, ESCO và tất nhiên là với các tiêu chuẩn phân loại khác theo từng quốc gia cụ thể, kèm theo tất cả các thiết kế, quy trình và kết hợp màu sắc cần thiết. Bạn có thể yêu cầu một Dịch vụ Đám mây tuân thủ Quy định chung về bảo vệ dữ liệu GDPR (giải pháp này sẽ giải phóng bạn khỏi các tác vụ tốn kém khác) hay dưới dạng cài đặt tại chỗ tuỳ theo yêu cầu, chúng tôi đều sẵn sàng!

Nền tảng có thể được ứng dụng nhanh chóng và dễ dàng, chỉ trong khoảng 180 ngày, được cung cấp bởi JANZZ.technology, với những bí quyết hiện có, chuyên môn sâu rộng và công nghệ đã được kiểm chứng, cùng với các cấu trúc, giao diện dễ dàng thích ứng, và các thành phần kỹ thuật ngữ nghĩa mạnh mẽ nhất hiện nay v.v. Điều này có nghĩa là: chỉ với một ngân sách nhất định, dự án được bảo mật cao, và chỉ sau 180 ngày, người lao động đầu tiên sẽ tìm việc nhờ hệ thống mới.

 

Hãy để chúng tôi có giới thiệu giải pháp tương lai của bạn – cho bạn?
sales@janzz.technology

Thay đổi hoặc chết – Bốn vấn đề cho một tương lai nhiều mặt của Dịch vụ Công về Việc làm

Đó là chủ đề nổi bật của quy trình nhân sự trong thời đại kỹ thuật số ngày nay: làm thế nào để phát triển các công cụ và công nghệ giúp người tìm việc, việc tìm người được tốt hơn, hiệu quả hơn và cập nhật hơn, giải quyết các nhiệm vụ và thách thức khác nhau, theo hướng lấy con người làm trọng tâm. Chọn lọc nguồn nhân lực có chất lượng là một công việc vô cùng khó khăn.  » Read more about: Thay đổi hoặc chết – Bốn vấn đề cho một tương lai nhiều mặt của Dịch vụ Công về Việc làm  »

Nếu không phải bây giờ, thì khi nào? Số hoá Dịch vụ Công về Việc làm trong thời kỳ COVID – chi phí ra sao?

Đại dịch toàn cầu hiện nay đã đẩy thị trường lao động vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có. Theo OECD, tác động đến thị trường việc làm chỉ trong vòng ba tháng đầu tiên đã gấp 10 lần so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Toàn bộ các lĩnh vực như khách sạn, hàng không dân dụng và lĩnh vực văn hóa đều bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến tình trạng mất việc hàng loạt và giảm thu nhập của các doanh nghiệp tự do.  » Read more about: Nếu không phải bây giờ, thì khi nào? Số hoá Dịch vụ Công về Việc làm trong thời kỳ COVID – chi phí ra sao?  »

Khi “Đám Mây” gặp COVID: Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing) đang chuyển đổi như thế nào trong các lĩnh vực – đặc biệt là lĩnh vực Dịch Vụ Công

Đến thời điểm này chúng ta đều đã biết, khi các công ty công nghệ nói rằng “dữ liệu nằm trên các đám mây”, nó không liên quan gì đến những thứ trắng như bông, nhẹ, xốp, và đang bồng bềnh trôi trên bầu trời cả. Trên thực tế, “Điện Toán Đám Mây” không gì khác hơn là một thuật ngữ tiếp thị gây ấn tượng, được thiết kế để mang lại cho người dùng một cảm giác kỳ diệu, thay vì nói thẳng với họ rằng, dữ liệu của họ được lưu trữ trên máy chủ trong một trung tâm dữ liệu. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006, trong một hội nghị ngành do một trong những công ty công nghệ lớn nhất giới thiệu. Kể từ đó, nó đã được sử dụng vô cùng rộng rãi. Tuy nhiên, ý tưởng về việc sử dụng máy tính dựa trên hệ thống mạng có thể đã bắt nguồn từ những năm 1960 [1].

Trong một thời gian dài, những rủi ro liên quan đến việc sử dụng các đám mây đã hạn chế việc áp dụng rộng rãi công nghệ này. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã chứng minh là một động lực mạnh mẽ cho việc áp dụng đám mây, khi các công ty, đặc biệt là các cơ quan chính phủ, đang ngày càng đầu tư vào các giải pháp đám mây. Nhưng rủi ro vẫn còn đó. Các công ty và cơ quan chính phủ cần biết rằng, họ có thể bị mất quyền kiểm soát dữ liệu chiến lược của mình và phải chuẩn bị cho những trường hợp như vậy. Ở một số quốc gia, luật pháp yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cho phép các cơ quan chính phủ truy cập dữ liệu trên đám mây, ngay cả khi dữ liệu được đặt bên ngoài quốc gia. Một ví dụ về điều này là Đạo luật CLOUD của Hoa Kỳ nhằm vào các công ty Hoa Kỳ, những nhà cung cấp đám mây lớn nhất trên thị trường. Bất chấp những lo ngại về tính bảo mật, đám mây vẫn được coi là giải pháp sẽ giúp chúng ta vượt qua khủng hoảng.

Khóa học online

Theo tờ Thời báo Tài chính, hơn 1,5 tỷ sinh viên trên toàn thế giới đã không được đến trường do COVID. Nhờ các ứng dụng và công cụ dựa trên công nghệ đám mây, nhiều người trong số họ đã có thể tiếp tục với các bài học trực tuyến. Bất chấp những thách thức như không truy cập được, hoặc truy cập bị gián đoạn vào các tài nguyên trực tuyến, cộng với sự thiếu tập trung so với các lớp học truyền thống, các nhà giáo dục tin rằng nhiều công nghệ đám mây mới sẽ vẫn tồn tại sau đại dịch. Các phương pháp tiếp cận kết hợp giữa học tập tại chỗ và học trực tuyến rất có thể sẽ tiếp tục trong các học kỳ tới.

Làm việc từ mọi nơi

Nhiều người trong chúng ta đã từng làm việc tại nhà và nhận ra rằng các ứng dụng và dịch vụ đám mây là xương sống của làm việc từ xa. Nat Friedman, Giám đốc điều hành của GitHub, một trong những cộng đồng nguồn mở lớn nhất dành cho các nhà phát triển phần mềm, đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng, trong quá khứ nhiều nhà phát triển phần mềm tham vọng nhất thế giới đã phải đến Bờ Tây nước Mỹ để thực hiện ước mơ của họ, nhưng bây giờ họ có thể làm điều đó chỉ đơn giản bằng cách ‘đi lên đám mây”. Như anh ấy đã chỉ ra, cộng đồng các nhà phát triển của GitHub ở Hoa Kỳ đã giảm 10% trong năm ngoái, trong khi các địa điểm khác như Nigeria, Bangladesh, Ai Cập và Colombia đã trở thành những khu vực có tăng trưởng mạnh nhất.

Điều này cũng cung cấp một cách mới để các công ty giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài của họ. Nhiều nước phát triển đã bắt đầu thuê người từ nước ngoài để làm việc từ xa, đặc biệt là từ những nước có mức lương trung bình thấp hơn. Tuy nhiên, đại dịch cũng làm nổi bật những rủi ro của việc thuê ngoài: Khi các trung tâm cuộc gọi hoặc công ty dán nhãn dữ liệu ở Ấn Độ đóng cửa, không có máy tính, truy cập Internet và kiểm tra an ninh, các nhân viên của họ không thể đơn giản ngồi làm việc tại nhà.

Tăng tốc đầu tư khu vực công

Tại nhiều cơ quan chính phủ, những lo ngại về an ninh là lý do chính dẫn đến việc miễn cưỡng áp dụng các đám mây. Tuy nhiên, đại dịch và nhu cầu ngày càng tăng từ khu vực tư nhân và người dân đối với việc tiếp cận các dịch vụ công số hóa đã làm tăng áp lực phải hiện đại hóa các ứng dụng và cơ sở hạ tầng. Do đó, đã có sự cởi mở hơn và quan tâm hơn đối với việc áp dụng đám mây.

Các cơ quan chính phủ sử dụng đám mây để tiết kiệm chi phí, khả năng mở rộng và triển khai nhanh chóng. Gartner dự đoán rằng đến năm 2025, 95% các khoản đầu tư vào CNTT mới của chính phủ sẽ liên quan tới các giải pháp dịch vụ. Mặc dù COVID-19 tạo ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, nhưng chỉ những nhà cung cấp đã chuẩn bị sẵn sàng mới có thể xử lý lượng nhu cầu tăng đột biến như vậy.

Tại JANZZ.technology, chúng tôi cung cấp các giải pháp thị trường lao động tích hợp cho các Trung tâm Dịch vụ Công về Việc làm (PES) thông qua đám mây. Hệ thống với cấu trúc mạnh mẽ và phong phú của chúng tôi giúp quản lý thành công bất kỳ sự tăng tải trọng đột ngột nào và mang lại trải nghiệm không bị gián đoạn cho người dùng. Bằng cách tận dụng công nghệ Máy Học (Machine Learning – ML) và Trí Tuệ Nhân Tạo (AI), các PES sẽ có được các phân tích thời gian thực mạnh mẽ về thị trường lao động với các giải pháp hiện đại, ngay cả ở những quốc gia có cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn.

Là một công ty Thụy Sĩ, chúng tôi có một chế độ quản lý khác với hầu hết các nhà cung cấp lớn khác trên thị trường. Tại JANZZ.technology, các giải pháp của chúng tôi chủ yếu được cung cấp dưới dạng SaaS trong môi trường đám mây riêng, thông thường trên lãnh thổ của quốc gia nơi chúng tôi hoạt động, tuân thủ chặt chẽ ISO 27001, CCPA và GDPR. Dù có đại dịch hay không, chúng ta từ lâu đã nhận ra tính cấp thiết của việc chuyển đổi số trong các dịch vụ công, đặc biệt là PES. Và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ PES ở bất kỳ quy mô nào trên hành trình số hóa này.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp SaaS dựa trên đám mây của chúng tôi, xin vui lòng truy cập website janzz.technology, mục Products – Solutions for Public Employment Services hoặc liên hệ với chúng tôi tại info@janzz.technology.

 

[1] https://www.technologyreview.com/2011/10/31/257406/who-coined-cloud-computing/#:~:text=Part%20of%20the%20debate%20is,term%20to%20an%20industry%20conference

Chào mừng Ông Trond Henning Olesen với tư cách là Phó Giám đốc Tích hợp Khách hàng và Kinh doanh Giải pháp mới của chúng tôi.

JANZZ.technology xin trân trọng thông báo rằng Ông Trond Henning Olesen sẽ gia nhập JANZZ.technology với tư cách là Phó Giám đốc Tích hợp Khách hàng và Kinh doanh Giải pháp, hoạt động tại San Francisco. Ông sẽ là người chịu trách nhiệm về tất cả các tài khoản ở Châu Mỹ, khu vực EMEA và Châu Á.

Trond là một chiến lược gia, nhà công nghệ và là một người đam mê khởi nghiệp có nhiều kinh nghiệm. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trên toàn cầu về lãnh đạo và bán hàng trong ngành công nghệ, cũng như bằng Tiến sĩ Khoa học Máy tính, ông có bề dày thành tích ấn tượng trong việc xây dựng thành công các nhóm giao dịch trực tiếp với khách hàng, tung ra các dự án mới và mang lại hiệu quả hoạt động cao.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Trond đã xây dựng các doanh nghiệp từ khi khởi nghiệp cho đến khi IPO thành công, đạt được mức tăng trưởng hàng đầu, xoay chuyển nhiều tình thế, với sự hài lòng cao của khách hàng trong các điều kiện thị trường đa dạng. Ông Trond đã quản lý nhiều tài khoản lớn, các dự án phức tạp trên toàn cầu, cũng như lãnh đạo nhóm một cách hiệu quả, mang lại những thay đổi và cải tiến quan trọng trong tư duy, quy trình và chiến lược khách hàng. Với chuyên môn sâu rộng về kỹ thuật và kinh doanh của mình, Trond đã tư vấn cho các công ty như LinkedIn và Purisma, huấn luyện nhân sự cấp cao C-level, hỗ trợ họ cải thiện các quy trình, tổ chức, và nhân sự của mình. Gần đây nhất, ông đồng sáng lập công ty khởi nghiệp VeraScore ở Thung lũng Silicon và làm việc trong vai trò Giám đốc Công nghệ. Tại đây, ông chịu trách nhiệm quản lý các nhóm kỹ thuật, tham gia phát triển và là trưởng nhóm kỹ thuật trong tất cả các chương trình bán hàng.

Ông Trond vô cùng hào hứng với công nghệ đối sánh việc làm và các giải pháp thị trường lao động, dựa trên cơ sở trí tuệ nhân tạo do JANZZ.technology, công ty có trụ sở tại Thụy Sỹ, cung cấp cho các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ trên toàn thế giới. Trong thời điểm này, khi thị trường lao động chứng kiến những thay đổi lớn về cấu trúc, Trond rất phấn khởi với cơ hội làm việc với các khách hàng trên toàn cầu, cung cấp cho họ các giải pháp kỹ thuật số được thiết kế hoàn hảo dựa trên nhu cầu, nhằm quản lý nhân tài và thị trường lao động một cách hiệu quả.

“Với sự kết hợp giữa nền tảng kỹ thuật vững chắc và chuyên môn sâu rộng về chiến lược và khách hàng, Trond là một sự bổ sung tuyệt vời cho đội ngũ của chúng tôi” – Stefan Winzenried, Giám đốc điều hành của JANZZ.technology cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các giải pháp tiên tiến, chất lượng, Trond sẽ thúc đẩy sự phát triển của JANZZ và củng cố sứ mệnh phục vụ khách hàng tốt hơn nữa của chúng tôi. Chúng tôi rất vui mừng khi có anh ấy cùng đồng hành.”

JANZZtechnology_Academic-overqualification

Từ phỏng đoán đến hiểu biết với JANZZilms!: “Thừa thầy thiếu thợ” là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng trên toàn cầu.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các thị trường lao động mới nổi ở Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, đang phải đối mặt với những thách thức về thị trường lao động ngày càng lớn. Ngày càng có nhiều người lao động có trình độ học vấn cao phải vật lộn để tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực của họ. Mặt khác, việc thiếu công nhân lành nghề có nền tảng kỹ thuật hoặc kinh nghiệm thực hành tốt đang khiến nhiều việc làm bị bỏ trống. Cả hai đều là những triệu chứng tai hại của sự chênh lệch kỹ năng ngày càng tăng trên toàn thế giới.

Xu hướng này là hệ quả của một số yếu tố. Một trong những động lực chính là yếu tố văn hóa đối với giáo dục đại học. Trong nhiều năm liền, có một niềm tin phổ biến rằng bằng đại học là chìa khóa dẫn đến thành công và ổn định tài chính. Kết quả là nhiều người trẻ theo đuổi giáo dục đại học, thường là đi kèm với chi phí lớn, với hy vọng cải thiện khả năng được tuyển dụng và triển vọng việc làm của họ. Tuy nhiên, thị trường lao động không ngừng phát triển. Người sử dụng lao động hiện đang tuyển dụng những vị trí mà trước đây từng yêu cầu bằng đại học, nhưng bây giờ ưu tiên những người lao động có nền tảng kỹ thuật hoặc học nghề. Những tiến bộ trong công nghệ và tự động hóa đã tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi này bằng cách định nghĩa lại nhiều công việc truyền thống và tạo ra những vị trí mới đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao. Sự thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật hoặc kinh nghiệm thực hành một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, thủ công mỹ nghệ, sản xuất, giao thông vận tải, y tế và chăm sóc sức khỏe. Những ngành này đòi hỏi ngày càng nhiều lao động có kỹ năng chuyên môn mà thường chỉ có thể đạt được thông qua thực hành hoặc đào tạo chứ không chỉ bằng giáo dục đại học.

Nhiều quốc gia đã bắt đầu đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp và đào tạo kỹ thuật để giải quyết những thách thức này. Những khoản đầu tư bao gồm các chương trình tài trợ để đào tạo học viên với các kỹ năng kỹ thuật, từ nghề mộc và sửa chữa điện nước đến lập trình máy tính và robotic. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các ngành công nghiệp vẫn còn quá do dự, các chương trình kế hoạch còn rất manh mún trong khi kinh phí thì rất hạn chế. Điều này phải thay đổi càng nhanh càng tốt nếu chúng ta muốn giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng trên toàn thế giới đối với những ngành nghề này trước khi quá muộn.

Nhìn chung, tình trạng thừa thầy thiếu thợ một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có giải pháp mang tính hệ thống và toàn diện. Bằng cách đầu tư vào giáo dục và đào tạo chất lượng cao, thay đối nhận thức đối với giáo dục đại học cũng như giáo dục nghề nghiệp, chúng ta có thể đảm bảo rằng mọi người lao động đều có khả năng được tuyển dụng cao, nhờ đó có được một sự nghiệp thỏa mãn và đóng góp vào sự tăng trưởng và thành công liên tục của nền kinh tế.

JANZZilms!, hệ thống quản lý thị trường lao động tích hợp thông minh và theo thời gian thực của chúng tôi xác định và định lượng chính xác các loại thông tin này ở mọi mức độ chi tiết có thể. Cung cấp những hiểu biết sâu sắc và cơ sở thực tế cần thiết để phân tích, theo dõi và liên tục cải thiện những chính sách phù hợp giúp quản lý thị trường lao động một cách thực sự thông minh.

JANZZilms! – từ phóng đoán đến hiểu biết.

JANZZtechnology_Knowledge-Skills-Experience-1

Kiến thức ≠ Kỹ năng ≠ Kinh nghiệm – tại sao sự phân biệt nhất quán giữa các thuật ngữ này lại quan trọng hơn bao giờ hết.

Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là ba thành phần cốt yếu tạo nên năng lực của một cá nhân trong bất kỳ lĩnh vực nào. Thật không may, những thuật ngữ này ngày nay được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng có ý nghĩa rất khác nhau.

Kiến thức đề cập đến sự hiểu biết trí tuệ về các sự kiện, khái niệm và lý thuyết liên quan đến một lĩnh vực cụ thể. Nó có được thông qua giáo dục, đọc sách, tham dự các bài giảng và tham gia các chương trình đào tạo. Kiến thức là cần thiết vì nó cung cấp cơ sở để phát triển các kỹ năng. Nó cho phép các cá nhân hiểu được những lý do đằng sau một phương pháp thực hành hoặc một thủ tục cụ thể.

Kỹ năng đề cập đến khả năng thực hiện một nhiệm vụ với độ chính xác và chất lượng phù hợp. Đó là việc áp dụng kiến ​​thức trong một môi trường thực tế. Các kỹ năng được phát triển thông qua thực hành, lặp lại và phản hồi từ những người cố vấn hoặc người giám sát có kinh nghiệm. Một cá nhân càng thực hành một kỹ năng nhiều thì họ thường càng giỏi kỹ năng đó.

Kinh nghiệm đề cập đến sự tiếp xúc của một cá nhân với một lĩnh vực hoặc lĩnh vực công việc cụ thể. Kinh nghiệm được tích lũy thông qua làm việc, thực tập, tình nguyện và ứng dụng kiến ​​thức và kỹ năng thực tế khác. Kinh nghiệm rất có giá trị vì nó mang lại cho các cá nhân sự hiểu biết thực tế về những thách thức mà họ có thể gặp phải. Nó giúp họ xác định các giải pháp tiềm năng cho các vấn đề và tạo cơ hội cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân.

Kỹ năng ứng dụng, mặt khác, đề cập đến việc sử dụng thực tế các kỹ năng trong một công việc hoặc lĩnh vực cụ thể. Chúng là những kỹ năng mà một cá nhân đã phát triển thông qua thực hành và kinh nghiệm và có thể dễ dàng áp dụng trong các tình huống thực tế. Các kỹ năng ứng dụng là cần thiết bởi vì chúng là những kỹ năng duy nhất cho phép các cá nhân thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả và hiệu quả. Mặc dù cả kỹ năng và kinh nghiệm đều cần thiết, nhưng nếu chỉ có mỗi kỹ năng thì kinh nghiệm sẽ trở nên hữu ích hơn. Điều này là do chỉ có kinh nghiệm mới cho phép các cá nhân áp dụng kiến ​​thức và kỹ năng của họ trong môi trường thực tế một cách hiệu quả. Nó cho phép các cá nhân phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp và các kỹ năng quan trọng khác mà khó có thể học được thông qua việc chỉ đọc sách vở hoặc đào tạo lý thuyết. Kinh nghiệm cũng cung cấp cho các cá nhân sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự phức tạp của một lĩnh vực cụ thể. Nó làm cho họ dễ thích nghi hơn với sự thay đổi và có nhiều khả năng thành công hơn trong các tình huống thử thách. Ngoài ra, kinh nghiệm cung cấp cho các cá nhân cơ hội học hỏi từ những sai lầm của họ và phát triển khả năng phục hồi.

Tóm lại, kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm đều là những thành phần thiết yếu hình thành nên năng lực của một cá nhân trong bất kỳ lĩnh vực nào. Mặc dù kỹ năng và kiến ​​thức đều có giá trị, nhưng kinh nghiệm luôn tốt hơn kỹ năng đơn thuần. Việc áp dụng thực tế các kỹ năng và kiến ​​thức thu được thông qua kinh nghiệm cung cấp cho các cá nhân sự hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực của họ, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng với những thách thức mới.

Đây chính là lý do tại sao việc phân biệt giữa kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm khi nói đến việc đối sánh, tuyển dụng và tìm kiếm nhân tại lại quan trọng đến vậy, vì mỗi khía cạnh mang lại giá trị riêng cho quy trình. Khi tuyển dụng ứng viên, một tổ chức phải xem xét các yêu cầu cụ thể của công việc hoặc vị trí được tuyển dụng. Ví dụ: nếu một tổ chức đang tuyển dụng cho vai trò kỹ thuật, thì kiến ​​thức/kỹ năng ứng dụng đã được chứng minh về một ngôn ngữ  coding và lập trình cụ thể có thể quan trọng hơn kiến ​​thức về các khái niệm lý thuyết liên quan đến lĩnh vực này.

Trong khi kiến ​​thức và kỹ năng là cần thiết, kinh nghiệm cung cấp cái nhìn sâu sắc và có giá trị nhất về công việc và lĩnh vực này. Ví dụ: một ứng viên có kỹ năng lập trình tuyệt vời nhưng thiên về lý thuyết có thể không phù hợp nhất cho vị trí nếu họ thiếu kinh nghiệm làm việc liên quan. Điều quan trọng nữa là phải cân bằng các khía cạnh khác nhau trong quá trình tuyển dụng và đối sánh dựa trên bằng chứng. Một số tổ chức có thể chú trọng nhiều hơn vào các kỹ năng kỹ thuật, trong khi những tổ chức khác có thể tập trung vào các kỹ năng mềm như giao tiếp và làm việc nhóm. Do đó, các tổ chức cần hiểu rõ các yêu cầu cụ thể của vai trò và trình độ mong muốn, từ đó xác định tầm quan trọng của kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho phù hợp. Đồng thời, các tổ chức tập trung mạnh vào các kỹ năng cứng hoặc liên quan đến công việc đặc biệt không nên bỏ qua các yếu tố như thái độ, sự phù hợp với văn hóa và tiềm năng phát triển. Những yếu tố này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc dự đoán sự thành công và sự gắn bó lâu dài của ứng viên với tổ chức.

Do đó, một quy trình tuyển dụng và đối sánh cân bằng xem xét tất cả các khía cạnh này một cách tổng thể có thể giúp các tổ chức xác định những ứng viên tốt nhất cho các vị trí mở của họ. Chúng ta không nên tập trung hoàn toàn vào nền tảng giáo dục, kiến ​​thức, cũng như các kỹ năng cứng hoặc kỹ năng mềm, điều rất phổ biến trong tuyển dụng ngày nay. Để đem lại các kết quả đổi sánh chính xác và bền vững, dựa trên trí tuệ của con người hay trí thông minh nhân tạo, chúng ta phải bắt đầu ngay hôm nay, bằng việc phân biệt những thuật ngữ Kiến thức ≠ Kỹ năng ≠ Kinh nghiệm một cách nhất quán.

JANZZtechnology_a-rose-is-a-rose

Hoa hồng ≠ là hoa hồng ≠ là hoa hồng – tại sao đối sánh kỹ năng mà không có cấp độ chính xác là vô nghĩa

 

Chúng tôi đã đề cập đến chủ đề kỹ năng vài ngày trước trong bài viết Kiến thức ≠ Kỹ năng ≠ Kinh nghiệm – tại sao sự phân biệt nhất quán giữa các thuật ngữ này lại quan trọng hơn bao giờ hết. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi xem xét chủ đề này kỹ hơn nữa.

Đối sánh công việc đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây như là một công cụ để khớp nối người tìm việc với các vị trí tuyển dụng dựa trên kỹ năng của họ. Mặc dù khái niệm về đối sánh kỹ năng có vẻ hợp lý, nhưng việc này sẽ không có ý nghĩa khi chúng ta không biết chính xác cấp độ của các kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng đến từ các kinh nghiệm làm việc trước đó.

Nhưng đây chính xác là cách hầu hết các hệ thống hiện có trên thị trường đang hoạt động, bao gồm phần lớn các trang tuyển dụng và tổng hợp việc làm, ATS, các công cụ nghề nghiệp trên các website của công ty và nhà tuyển dụng. Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ, hiện nay các biểu đồ tri thức và tiêu chuẩn phân loại phổ biến như ESCO, O*Net, Lightcast Open Skills, v.v., đều không cung cấp các cấp độ kỹ năng như vậy. Ngoài ra, hầu hết các hệ thống hiện nay đều sử dụng phương pháp đối sánh từ khóa và đối sánh không có ngữ cảnh, mà chúng tôi đã nhấn mạnh trong các bài đăng trước, chỉ đem lại các kết quả hạn chế và thiếu chính xác, kèm theo những hệ quả tiêu cực khác từ quy trình và công nghệ lạc hậu này.

Dưới đây là một số ví dụ để minh chứng cho việc: sẽ là vô nghĩa khi đối sánh kỹ năng, mà các kỹ năng này không kèm theo các cấp độ rõ ràng:

Chơi quần vợt có thể được coi là một kỹ năng trong CV của tôi. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng kỹ năng chơi quần vợt của tôi không thể so sánh hoặc ngang hàng với kỹ năng của Roger Federer. Ngay cả khi chúng ta nói về cùng một thứ, chúng ta có thể ám chỉ đến một điều hoàn toàn khác. Ví dụ: Tôi có thể nấu ăn. Kỹ năng nấu ăn của tôi không quá tệ và đủ tốt để phục vụ gia đình. Tuy nhiên, tôi còn rất xa mới có được những kỹ năng nấu nướng chuyên nghiệp cần thiết cho một bếp ăn của một nhà hàng thành công. Tôi chắc chắn sẽ bị đuổi khỏi bất kỳ nhà bếp nào sau không quá hai ngày, vì tôi sẽ làm gián đoạn toàn bộ hoạt động đã được chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà bếp với kỹ năng hạn chế của mình. Không phải trình độ chơi quần vợt nào, hay kỹ năng nấu nướng nào cũng ngang bằng nhau. Tương tự như vậy, không phải tất cả chương trình Python đều như nhau, không phải tất cả hệ thống ống nước đều cùng một khuôn đúc, và không phải tất cả thể loại văn bản đều cùng một kiểu viết, v.v.

Một trong những lý do chính khiến việc đối sánh kỹ năng mà không biết chính xác mức độ thành thạo trở nên vô nghĩa là vì nó có thể dẫn đến sự chênh lệch, không phù hợp giữa yêu cầu công việc và kỹ năng của ứng viên. Ví dụ: nếu một ứng viên có một kỹ năng được liệt kê trong hồ sơ xin việc của họ nhưng chỉ có kiến thức cơ bản về kỹ năng đó, hoặc kỹ năng đó đã không được sử dụng ở nơi làm việc trong nhiều năm, và do đó không còn cập nhật, họ có thể sẽ không thực hiện được công việc một cách hiệu quả. Ngược lại, nếu một ứng viên có kiến thức nâng cao về một kỹ năng, thông qua việc sử dụng liên tục và thực tế trong các hoạt động công việc, nhưng kỹ năng đó không được liệt kê rõ ràng trong CV, họ có thể bị bỏ qua khi tuyển dụng, cho dù công việc rất phù hợp với họ.

Một vấn đề khác khi đối sánh kỹ năng mà không biết chính xác mức độ thành thạo là nó có thể dẫn đến việc các ứng viên bị sắp đặt vào những vai trò nhất định. Ví dụ: nếu một ứng viên có kỹ năng cụ thể phù hợp với vị trí tuyển dụng, họ có thể được tuyển dụng cho công việc đó, ngay cả khi họ có những kỹ năng khác phù hợp hơn với một vai trò khác. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển và thăng tiến nghề nghiệp của ứng viên vì họ không có cơ hội khám phá các lĩnh vực đáng quan tâm khác hoặc phát triển các kỹ năng mới có giá trị cho tổ chức.

Điều quan trọng cần lưu ý là kỹ năng không phải là yếu tố duy nhất cần được xem xét khi đối sánh ứng viên với các vị trí tuyển dụng. Các yếu tố khác như tính cách, đạo đức làm việc, và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp đều quan trọng như nhau và không thể xác định chỉ dựa trên kỹ năng của ứng viên. Kinh nghiệm làm việc của một người có thể cho chúng ta biết rõ hơn về tính cách, đạo đức làm việc và sự phù hợp với văn hóa của họ, những điều rất quan trọng trong việc tìm kiếm một đối sánh phù hợp.

Tóm lại, việc tìm việc dựa trên kỹ năng, bao gồm cả những kỹ năng được đề cập rõ ràng hay không rõ ràng trong CV, mà không biết chính xác cấp độ của các kỹ năng đó không phải là một chiến lược hiệu quả. Chỉ riêng kỹ năng không quyết định được sự phù hợp của một người cho một vị trí tuyển dụng. Điều cần thiết là phải xem xét cả kinh nghiệm làm việc, tính cách, đạo đức làm việc và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của ứng viên. Nếu không, sẽ đem lại những kết quả đối sánh không phù hợp và bỏ lỡ cơ hội cho cả ứng viên và tổ chức.

Chính vì vậy, hãy dừng làm những việc vô nghĩa khi cố thuyết phục mọi người rằng đối sánh kỹ năng là một công cụ tiên tiến và hiệu quả. Kỹ năng đang và sẽ vẫn chỉ là một trong nhiều yêu tố liên quan cần được đưa vào đối sánh công việc hoặc bất kỳ quy trình tuyển dụng nào. Và khi đối sánh kỹ năng, nhất thiết phải kèm theo cấp độ chính xác, hoặc tốt hơn nữa, với càng nhiều ngữ cảnh càng tốt. Điều đó công bằng hơn với Roger Federer và tất cả những đầu bếp chuyên nghiệp tài năng và chăm chỉ trên toàn thế giới. Hãy tìm hiểu thêm về các sản phẩm JANZZon! và JANZZsme! của chúng tôi, và cách chúng ta có thể khắc phục những hạn chế của việc đối sánh công việc và kỹ năng ngày nay.