Khi “Đám Mây” gặp COVID: Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing) đang chuyển đổi như thế nào trong các lĩnh vực – đặc biệt là lĩnh vực Dịch Vụ Công

Đến thời điểm này chúng ta đều đã biết, khi các công ty công nghệ nói rằng “dữ liệu nằm trên các đám mây”, nó không liên quan gì đến những thứ trắng như bông, nhẹ, xốp, và đang bồng bềnh trôi trên bầu trời cả. Trên thực tế, “Điện Toán Đám Mây” không gì khác hơn là một thuật ngữ tiếp thị gây ấn tượng, được thiết kế để mang lại cho người dùng một cảm giác kỳ diệu, thay vì nói thẳng với họ rằng, dữ liệu của họ được lưu trữ trên máy chủ trong một trung tâm dữ liệu. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006, trong một hội nghị ngành do một trong những công ty công nghệ lớn nhất giới thiệu. Kể từ đó, nó đã được sử dụng vô cùng rộng rãi. Tuy nhiên, ý tưởng về việc sử dụng máy tính dựa trên hệ thống mạng có thể đã bắt nguồn từ những năm 1960 [1].

Trong một thời gian dài, những rủi ro liên quan đến việc sử dụng các đám mây đã hạn chế việc áp dụng rộng rãi công nghệ này. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã chứng minh là một động lực mạnh mẽ cho việc áp dụng đám mây, khi các công ty, đặc biệt là các cơ quan chính phủ, đang ngày càng đầu tư vào các giải pháp đám mây. Nhưng rủi ro vẫn còn đó. Các công ty và cơ quan chính phủ cần biết rằng, họ có thể bị mất quyền kiểm soát dữ liệu chiến lược của mình và phải chuẩn bị cho những trường hợp như vậy. Ở một số quốc gia, luật pháp yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cho phép các cơ quan chính phủ truy cập dữ liệu trên đám mây, ngay cả khi dữ liệu được đặt bên ngoài quốc gia. Một ví dụ về điều này là Đạo luật CLOUD của Hoa Kỳ nhằm vào các công ty Hoa Kỳ, những nhà cung cấp đám mây lớn nhất trên thị trường. Bất chấp những lo ngại về tính bảo mật, đám mây vẫn được coi là giải pháp sẽ giúp chúng ta vượt qua khủng hoảng.

Khóa học online

Theo tờ Thời báo Tài chính, hơn 1,5 tỷ sinh viên trên toàn thế giới đã không được đến trường do COVID. Nhờ các ứng dụng và công cụ dựa trên công nghệ đám mây, nhiều người trong số họ đã có thể tiếp tục với các bài học trực tuyến. Bất chấp những thách thức như không truy cập được, hoặc truy cập bị gián đoạn vào các tài nguyên trực tuyến, cộng với sự thiếu tập trung so với các lớp học truyền thống, các nhà giáo dục tin rằng nhiều công nghệ đám mây mới sẽ vẫn tồn tại sau đại dịch. Các phương pháp tiếp cận kết hợp giữa học tập tại chỗ và học trực tuyến rất có thể sẽ tiếp tục trong các học kỳ tới.

Làm việc từ mọi nơi

Nhiều người trong chúng ta đã từng làm việc tại nhà và nhận ra rằng các ứng dụng và dịch vụ đám mây là xương sống của làm việc từ xa. Nat Friedman, Giám đốc điều hành của GitHub, một trong những cộng đồng nguồn mở lớn nhất dành cho các nhà phát triển phần mềm, đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng, trong quá khứ nhiều nhà phát triển phần mềm tham vọng nhất thế giới đã phải đến Bờ Tây nước Mỹ để thực hiện ước mơ của họ, nhưng bây giờ họ có thể làm điều đó chỉ đơn giản bằng cách ‘đi lên đám mây”. Như anh ấy đã chỉ ra, cộng đồng các nhà phát triển của GitHub ở Hoa Kỳ đã giảm 10% trong năm ngoái, trong khi các địa điểm khác như Nigeria, Bangladesh, Ai Cập và Colombia đã trở thành những khu vực có tăng trưởng mạnh nhất.

Điều này cũng cung cấp một cách mới để các công ty giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài của họ. Nhiều nước phát triển đã bắt đầu thuê người từ nước ngoài để làm việc từ xa, đặc biệt là từ những nước có mức lương trung bình thấp hơn. Tuy nhiên, đại dịch cũng làm nổi bật những rủi ro của việc thuê ngoài: Khi các trung tâm cuộc gọi hoặc công ty dán nhãn dữ liệu ở Ấn Độ đóng cửa, không có máy tính, truy cập Internet và kiểm tra an ninh, các nhân viên của họ không thể đơn giản ngồi làm việc tại nhà.

Tăng tốc đầu tư khu vực công

Tại nhiều cơ quan chính phủ, những lo ngại về an ninh là lý do chính dẫn đến việc miễn cưỡng áp dụng các đám mây. Tuy nhiên, đại dịch và nhu cầu ngày càng tăng từ khu vực tư nhân và người dân đối với việc tiếp cận các dịch vụ công số hóa đã làm tăng áp lực phải hiện đại hóa các ứng dụng và cơ sở hạ tầng. Do đó, đã có sự cởi mở hơn và quan tâm hơn đối với việc áp dụng đám mây.

Các cơ quan chính phủ sử dụng đám mây để tiết kiệm chi phí, khả năng mở rộng và triển khai nhanh chóng. Gartner dự đoán rằng đến năm 2025, 95% các khoản đầu tư vào CNTT mới của chính phủ sẽ liên quan tới các giải pháp dịch vụ. Mặc dù COVID-19 tạo ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, nhưng chỉ những nhà cung cấp đã chuẩn bị sẵn sàng mới có thể xử lý lượng nhu cầu tăng đột biến như vậy.

Tại JANZZ.technology, chúng tôi cung cấp các giải pháp thị trường lao động tích hợp cho các Trung tâm Dịch vụ Công về Việc làm (PES) thông qua đám mây. Hệ thống với cấu trúc mạnh mẽ và phong phú của chúng tôi giúp quản lý thành công bất kỳ sự tăng tải trọng đột ngột nào và mang lại trải nghiệm không bị gián đoạn cho người dùng. Bằng cách tận dụng công nghệ Máy Học (Machine Learning – ML) và Trí Tuệ Nhân Tạo (AI), các PES sẽ có được các phân tích thời gian thực mạnh mẽ về thị trường lao động với các giải pháp hiện đại, ngay cả ở những quốc gia có cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn.

Là một công ty Thụy Sĩ, chúng tôi có một chế độ quản lý khác với hầu hết các nhà cung cấp lớn khác trên thị trường. Tại JANZZ.technology, các giải pháp của chúng tôi chủ yếu được cung cấp dưới dạng SaaS trong môi trường đám mây riêng, thông thường trên lãnh thổ của quốc gia nơi chúng tôi hoạt động, tuân thủ chặt chẽ ISO 27001, CCPA và GDPR. Dù có đại dịch hay không, chúng ta từ lâu đã nhận ra tính cấp thiết của việc chuyển đổi số trong các dịch vụ công, đặc biệt là PES. Và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ PES ở bất kỳ quy mô nào trên hành trình số hóa này.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp SaaS dựa trên đám mây của chúng tôi, xin vui lòng truy cập website janzz.technology, mục Products – Solutions for Public Employment Services hoặc liên hệ với chúng tôi tại info@janzz.technology.

 

[1] https://www.technologyreview.com/2011/10/31/257406/who-coined-cloud-computing/#:~:text=Part%20of%20the%20debate%20is,term%20to%20an%20industry%20conference