Hoa hồng ≠ là hoa hồng ≠ là hoa hồng – tại sao đối sánh kỹ năng mà không có cấp độ chính xác là vô nghĩa
Chúng tôi đã đề cập đến chủ đề kỹ năng vài ngày trước trong bài viết Kiến thức ≠ Kỹ năng ≠ Kinh nghiệm – tại sao sự phân biệt nhất quán giữa các thuật ngữ này lại quan trọng hơn bao giờ hết. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi xem xét chủ đề này kỹ hơn nữa.
Đối sánh công việc đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây như là một công cụ để khớp nối người tìm việc với các vị trí tuyển dụng dựa trên kỹ năng của họ. Mặc dù khái niệm về đối sánh kỹ năng có vẻ hợp lý, nhưng việc này sẽ không có ý nghĩa khi chúng ta không biết chính xác cấp độ của các kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng đến từ các kinh nghiệm làm việc trước đó.
Nhưng đây chính xác là cách hầu hết các hệ thống hiện có trên thị trường đang hoạt động, bao gồm phần lớn các trang tuyển dụng và tổng hợp việc làm, ATS, các công cụ nghề nghiệp trên các website của công ty và nhà tuyển dụng. Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ, hiện nay các biểu đồ tri thức và tiêu chuẩn phân loại phổ biến như ESCO, O*Net, Lightcast Open Skills, v.v., đều không cung cấp các cấp độ kỹ năng như vậy. Ngoài ra, hầu hết các hệ thống hiện nay đều sử dụng phương pháp đối sánh từ khóa và đối sánh không có ngữ cảnh, mà chúng tôi đã nhấn mạnh trong các bài đăng trước, chỉ đem lại các kết quả hạn chế và thiếu chính xác, kèm theo những hệ quả tiêu cực khác từ quy trình và công nghệ lạc hậu này.
Dưới đây là một số ví dụ để minh chứng cho việc: sẽ là vô nghĩa khi đối sánh kỹ năng, mà các kỹ năng này không kèm theo các cấp độ rõ ràng:
Chơi quần vợt có thể được coi là một kỹ năng trong CV của tôi. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng kỹ năng chơi quần vợt của tôi không thể so sánh hoặc ngang hàng với kỹ năng của Roger Federer. Ngay cả khi chúng ta nói về cùng một thứ, chúng ta có thể ám chỉ đến một điều hoàn toàn khác. Ví dụ: Tôi có thể nấu ăn. Kỹ năng nấu ăn của tôi không quá tệ và đủ tốt để phục vụ gia đình. Tuy nhiên, tôi còn rất xa mới có được những kỹ năng nấu nướng chuyên nghiệp cần thiết cho một bếp ăn của một nhà hàng thành công. Tôi chắc chắn sẽ bị đuổi khỏi bất kỳ nhà bếp nào sau không quá hai ngày, vì tôi sẽ làm gián đoạn toàn bộ hoạt động đã được chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà bếp với kỹ năng hạn chế của mình. Không phải trình độ chơi quần vợt nào, hay kỹ năng nấu nướng nào cũng ngang bằng nhau. Tương tự như vậy, không phải tất cả chương trình Python đều như nhau, không phải tất cả hệ thống ống nước đều cùng một khuôn đúc, và không phải tất cả thể loại văn bản đều cùng một kiểu viết, v.v.
Một trong những lý do chính khiến việc đối sánh kỹ năng mà không biết chính xác mức độ thành thạo trở nên vô nghĩa là vì nó có thể dẫn đến sự chênh lệch, không phù hợp giữa yêu cầu công việc và kỹ năng của ứng viên. Ví dụ: nếu một ứng viên có một kỹ năng được liệt kê trong hồ sơ xin việc của họ nhưng chỉ có kiến thức cơ bản về kỹ năng đó, hoặc kỹ năng đó đã không được sử dụng ở nơi làm việc trong nhiều năm, và do đó không còn cập nhật, họ có thể sẽ không thực hiện được công việc một cách hiệu quả. Ngược lại, nếu một ứng viên có kiến thức nâng cao về một kỹ năng, thông qua việc sử dụng liên tục và thực tế trong các hoạt động công việc, nhưng kỹ năng đó không được liệt kê rõ ràng trong CV, họ có thể bị bỏ qua khi tuyển dụng, cho dù công việc rất phù hợp với họ.
Một vấn đề khác khi đối sánh kỹ năng mà không biết chính xác mức độ thành thạo là nó có thể dẫn đến việc các ứng viên bị sắp đặt vào những vai trò nhất định. Ví dụ: nếu một ứng viên có kỹ năng cụ thể phù hợp với vị trí tuyển dụng, họ có thể được tuyển dụng cho công việc đó, ngay cả khi họ có những kỹ năng khác phù hợp hơn với một vai trò khác. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển và thăng tiến nghề nghiệp của ứng viên vì họ không có cơ hội khám phá các lĩnh vực đáng quan tâm khác hoặc phát triển các kỹ năng mới có giá trị cho tổ chức.
Điều quan trọng cần lưu ý là kỹ năng không phải là yếu tố duy nhất cần được xem xét khi đối sánh ứng viên với các vị trí tuyển dụng. Các yếu tố khác như tính cách, đạo đức làm việc, và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp đều quan trọng như nhau và không thể xác định chỉ dựa trên kỹ năng của ứng viên. Kinh nghiệm làm việc của một người có thể cho chúng ta biết rõ hơn về tính cách, đạo đức làm việc và sự phù hợp với văn hóa của họ, những điều rất quan trọng trong việc tìm kiếm một đối sánh phù hợp.
Tóm lại, việc tìm việc dựa trên kỹ năng, bao gồm cả những kỹ năng được đề cập rõ ràng hay không rõ ràng trong CV, mà không biết chính xác cấp độ của các kỹ năng đó không phải là một chiến lược hiệu quả. Chỉ riêng kỹ năng không quyết định được sự phù hợp của một người cho một vị trí tuyển dụng. Điều cần thiết là phải xem xét cả kinh nghiệm làm việc, tính cách, đạo đức làm việc và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của ứng viên. Nếu không, sẽ đem lại những kết quả đối sánh không phù hợp và bỏ lỡ cơ hội cho cả ứng viên và tổ chức.
Chính vì vậy, hãy dừng làm những việc vô nghĩa khi cố thuyết phục mọi người rằng đối sánh kỹ năng là một công cụ tiên tiến và hiệu quả. Kỹ năng đang và sẽ vẫn chỉ là một trong nhiều yêu tố liên quan cần được đưa vào đối sánh công việc hoặc bất kỳ quy trình tuyển dụng nào. Và khi đối sánh kỹ năng, nhất thiết phải kèm theo cấp độ chính xác, hoặc tốt hơn nữa, với càng nhiều ngữ cảnh càng tốt. Điều đó công bằng hơn với Roger Federer và tất cả những đầu bếp chuyên nghiệp tài năng và chăm chỉ trên toàn thế giới. Hãy tìm hiểu thêm về các sản phẩm JANZZon! và JANZZsme! của chúng tôi, và cách chúng ta có thể khắc phục những hạn chế của việc đối sánh công việc và kỹ năng ngày nay.